Thị trường vàng thế giới đang “đói” những thông tin có thể giúp làm sáng tỏ thêm về lập trường chính sách tiền tệ đang để ngỏ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Những số liệu kinh tế Mỹ yếu hơn dự báo sẽ củng cố khả năng Fed sớm xoay trục sang mềm mỏng hơn, và giá vàng sẽ hưởng lợi, và ngược lại.
Ảnh minh hoạ – Ảnh: Bloomberg.
Ở thời điểm hiện tại, các nhà phân tích không kỳ vọng một sự bứt phá của giá vàng trong ngắn hạn, nhưng một số nói rằng khả năng nghiêng về tăng vì việc Fed tăng lãi suất liên tục trong hơn 1 năm qua chắc chắn sẽ đến lúc khiến nền kinh tế Mỹ suy yếu.
Lúc đóng cửa, giá vàng giao ngay tại thị trường New York tăng 12,6 USD/oz, tương đương tăng 0,65%, chốt ở 1.960,4 USD/oz – theo dữ liệu từ sàn giao dịch Kitco. Mức giá này tương đương 56,3 triệu đồng/lượng nếu được quy đổi theo tỷ giá USD bán ra tại ngân hàng Vietcombank, tăng 300.000 đồng/lượng so với sáng hôm qua.
Tuần này, giá vàng đương đầu với áp lực giảm khi Fed có đợt tăng lãi suất thứ 11 trong vòng 12 cuộc họp trở lại đây, dù động thái này không nằm ngoài dự kiến. Giới đầu tư cho rằng đây là lần tăng lãi suất cuối cùng của Fed trong chu kỳ thắt chặt này, và nếu đúng là như vậy, giá vàng sẽ trao một cơ hội để bứt phá.
Dù vậy, các số liệu thống kê gần đây cho thấy nền kinh tế Mỹ giữ được sự vững vàng. Trong quý 2, nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng trưởng 2,4%, cao hơn mức dự báo tăng 2% mà các nhà kinh tế đưa ra trong một cuộc khảo sát của hãng tin Dow Jones. Kinh tế trụ vững có thể dẫn tới việc lạm phát khó sớm giảm về ngưỡng 2% mà Fed đặt làm mục tiêu. Như vậy, Fed có thể phải giữ lãi suất ở mức cao trong thời gian lâu hơn trước khi cắt giảm, và giá vàng sẽ gặp khó trong môi trường như vậy.
Trong phiên ngày thứ Sáu, báo cáo từ Bộ Thương mại Trong vòng 12 tháng tính đến tháng 6 vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ – thước đo lạm phát được Fed ưa chuộng – tăng 3%, mức tăng hàng năm thấp nhất kể từ tháng 3/2021. Số liệu này cho thấy lạm phát ở Mỹ tiếp tục suy yếu, có thể mở đường cho Fed sớm dịch chuyển sang một lập trường chính sách tiền tệ mềm mỏng hơn.
Theo nhà kinh tế học Edward Gardner của Capital Economics, việc số liệu PCE của Mỹ thấp hơn dự báo có thể làm giảm mức lãi suất kỳ vọng, theo đó mang lại một cú huých nhất định cho giá vàng. Do vậy mà đồng USD xuống giá và giá vàng đã có một phiên hồi phục.
Dollar Index đo sức mạnh đồng USD so với một rổ gồm 6 đồng tiền chủ chốt khác có lúc giảm gần 0,6% trong phiên ngày thứ Sáu, nhưng chốt phiên chỉ giảm gần 0,1%, còn 101,7 điểm. Cả tuần, chỉ số tăng hơn 0,6%, đánh dấu tuần tăng thứ hai liên tiếp. Trong vòng 1 tháng trở lại đây, chỉ số giảm gần 1,2%.
Cả tuần này, giá vàng giảm 0,2%, chủ yếu do phiên giảm mạnh vào hôm thứ Năm sau khi Mỹ công bố báo cáo tổng sản phẩm trong nước (GDP) tốt hơn dự báo.
Tuần này, giá vàng còn chịu tác động bởi động thái tăng lãi suất thứ 9 liên tiếp của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Tuy nhiên, ECB để ngỏ khả năng dừng tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 9.
“Nói chung, một ECB mềm mỏng hơn là tin tốt cho giá vàng. Nhưng trong trường