Tin mới nhất
Home / Kinh tế xã hội / kinh tế quốc tế / Quan hệ Nga – Mỹ bất yên tác động đến kinh tế

Quan hệ Nga – Mỹ bất yên tác động đến kinh tế

Tổng thống Mỹ (Donald Trump) hôm thứ Tư (2/8) đã phải miễn cưỡng ký ban hành Luật trừng phạt mới đối với Nga khi nó đã được lưỡng viện Mỹ thông qua cuối tuần trước.

Mỹ mở rộng việc trừng phạt Nga

Đây sẽ là gói biện pháp trừng phạt quy mô nhất và tổng thể nhất kể từ năm 2014. Trước hết, việc trừng phạt được áp dụng với các cá nhân có liên quan đến vụ tấn công mạng từ phía Nga và liên quan đến “sự can thiệp của Nga” vào cuộc bầu cử tại Mỹ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump

Dự luật cũng luật hóa và siết chặt hơn nữa những biện pháp trừng phạt đã được áp dụng trước đó theo sắc lệnh của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama sau khi Moskva sáp nhập bán đảo Crimea và lãnh thổ Liên bang Nga, những leo thang căng thẳng tại Ukraine. Trong nhiều trường hợp, dự luật cho phép đóng băng các tài sản trên lãnh thổ Mỹ của những cá nhân phải chịu án phạt và bị hạn chế nhập cảnh vào nước này.

Về nội dung tài chính, dự luật sẽ gia tăng các hạn chế trong việc cấp tín dụng cho những ngân hàng Nga phải chịu phạt: thời hạn cấp tín dụng đối với các ngân hàng này bị giảm từ 30 và 90 ngày xuống còn 14 và 60 ngày. Tổng thống Mỹ có thể yêu cầu các nhà quản lý của Mỹ tại các định chế tài chính quốc tế bỏ phiếu phản đối cho vay đối với các cá nhân chịu án phạt.

Tổng thống Trump cũng có quyền cấm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ lựa chọn hay gia hạn bổ nhiệm các định chế tài chính chịu án phạt làm các đại lý cấp một. Ngoài ra, những cơ quan tài chính này sẽ không được giữ tiền của chính quyền Mỹ. Dự luật cũng nói rằng theo quyền tài phán của Mỹ, Tổng thống nước này có thể cấm bất kỳ giao dịch chuyển tiền tín dụng hoặc thanh toán nào giữa các định chế tài chính có liên quan đến các cá nhân chịu án phạt.

Còn đối với các công ty năng lượng, Washington áp dụng lệnh cấm cấp tín dụng quá 1 tháng, cũng như cấm các khoản đầu tư lớn vào tuyến đường ống xuất khẩu năng lượng của Nga. Dự luật cũng cấm việc cung cấp thiết bị và dịch vụ cho các công ty Nga để khai thác dầu tại châu Phi, tại thềm lục địa nước sâu và các mỏ đá phiến. Giờ đây, dự luật không chỉ cấm các công ty thuộc các doanh nghiệp và cá nhân bị phạt, mà còn cấm cả những công ty mà cá nhân bị trừng phạt có tỷ lệ vốn đáng kể (từ 33% trở lên).

Ngoài ra, Tổng thống Mỹ có nghĩa vụ áp dụng ít nhất ba kiểu án phạt đối với các công ty và cá nhân đầu tư vào các dự án dầu “đặc biệt” tại Nga. Tổng thống Mỹ cũng sẽ phải áp dụng biện pháp trừng phạt Gazprom, nếu thấy rằng doanh nghiệp này cắt giảm hoạt động cung cấp khí đốt sang các nước thuộc Tổ chức Hợp tác Bắc Đại Tây Dương, Ukraine, Gruzia và Moldova.

Luật mới cũng áp dụng án phạt chống lại bất kỳ công ty nào, kể cả công ty của châu Âu, nếu công ty đó hỗ trợ phát triển, phục vụ, hiện đại hóa hay sửa chữa các đường ống được sử dụng để xuất khẩu năng lượng từ Nga.

Còn đối với nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài, nếu tham gia vào hoạt động cổ phần hóa tại Nga, sẽ phải đối mặt với khả năng bị Tổng thống Mỹ áp đặt ít nhất 5 loại hình phạt.

Những tác động về kinh tế

Kim ngạch thương mại song phương Nga – Mỹ đã bắt đầu suy giảm từ năm 2014, khi Mỹ và một số nước đồng minh áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga, liên quan tới cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Động thái này đã buộc Nga phải đưa ra các hành động đáp trả và điều này gây thiệt hại kinh tế cho cả hai bên. Năm 2016, tổng kim ngạch trao đổi thương mại giữa Nga và Mỹ đạt 19,9 tỷ USD, giảm mạnh so với mức 29,1 tỷ USD của năm 2014.

Theo báo cáo mới đây của Cục Hải quan Liên bang Nga, kim ngạch thương mại giữa Nga và Mỹ trong các tháng 1-5/2017 đã tăng 24,6% so với cùng kỳ năm 2016 lên 8,7 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ Nga sang Mỹ đạt 3,9 tỷ USD và nhập khẩu từ Mỹ là 4,8 tỷ USD.

Trong khi đó, các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhằm vào Nga cũng không làm hài lòng châu Âu, khi một số đồng minh thân cận nhất của Mỹ phải cảnh báo rằng các chế tài trừng phạt có thể sẽ làm tổn hại đến các nền kinh tế của họ.

Việc Dự luật mới sẽ cho phép Mỹ xử phạt bất kỳ công ty nào tham gia quá trình bảo dưỡng hay phát triển các đường ống xuất khẩu năng lượng của Nga có thể gây cản trở hoạt động xây dựng một đường ống dẫn khí đốt tự nhiên khổng lồ giữa Nga và Đức, được gọi là Dòng chảy phương Nam 2, vốn thuộc sự sở hữu của Gazprom (Nga) với sự tham gia của các nhà đầu tư châu Âu khác.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker hôm 26/7 đã cảnh báo Mỹ rằng, nếu mối quan tâm của châu Âu không được xem xét đầy đủ, châu Âu sẵn sàng đưa ra các hành động thích hợp.

Châu Âu có thể kêu gọi sự điều chỉnh đặc biệt của Liên minh châu Âu để tự bảo vệ mình trước các chính sách của Mỹ, hay thảo luận các biện pháp tại Tổ chức Thương mại Thế giới, thậm chí “áp đặt lệnh cấm với một số công ty của Mỹ”.

Tuy nhiên, dù EU có thể đưa ra rất nhiều biện pháp trả đũa, song những biện pháp đó sẽ cần sự đồng thuận của toàn bộ các quốc gia thành viên trong khối, mà điều đó thì khó có thể đảm bảo được. Các thành viên ở Đông Âu và Trung Âu nhìn chung không mấy ưa thích dự án Dòng chảy phương Bắc-2, bởi họ tin rằng dự án này sẽ khiến châu Âu phải phụ thuộc nhiều hơn vào khí đốt của Nga và do đó, họ cũng sẽ dễ bị Nga gây áp lực hơn.

L.Minh Tổng hợp

Theo Thoibaonganhang.vn

About vgta

Check Also

WB, IMF “phát sốt” vì chính sách của Trump

Kỳ họp mùa xuân khai mạc vào ngày 20/4 tại Washington, Mỹ của Ngân hàng ...

Bất ổn đe dọa kinh tế Đông Á

Tình hình thế giới và khu vực Đông Bắc Á diễn biến phức tạp thời ...

Trump vẫn để ngỏ khả năng “tấn công bất ngờ” Triều Tiên

Sau vụ phóng hỏng tên lửa tầm trung của Triều Tiên vào cuối tuần vừa ...

Trả lời