Giá vàng thế giới duy trì đà tăngsang tuần thứ tư liên tiếp, đặt ra khả năng chinh phục mốc 1.800 USD/oz vào tuầntới. Nỗi lo về một đợt leo thang mới của đại dịch Covid-19 vẫn đang là nhân tốquan trọng nhất thúc đẩy giới đầu tư quốc tế tìm đến những tài sản an toàn nhưvàng.
Trong nước, giá vàng miếng đang rẻ hơn giá vàng quốc tế, nhưng việc thiết lập mốc 50 triệu đồng/lượng dường như chỉ là vấn đề thời gian.

Ảnh minh họa – Nguồn: Getty/MarketWatch.
Giá vàng trong nước lập kỷ lục mới
Lúc gần 10 trưa ngày thứ Bảy (4/7), giá vàng miếng SJC tại thị trường Hà Nội theo niêm yết của Tập đoàn DOJI là 49,57 triệu đồng/lượng (mua vào) và 49,72 triệu đồng/lượng (bán ra). Tại thị trường Tp.HCM, Công ty SJC báo giá vàng miếng cùng thương hiệu ở mức 49,5 triệu đồng/lượng và 49,88 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua và bán.

Diễn biến giá vàng SJC tại DOJI trong 3 tháng qua – Nguồn: DOJI.
Sovới cùng thời điểm này vào tuần trước, giá vàng miếng hiện tăng khoảng nửa triệuđồng mỗi lượng. Xấp xỉ mốc 50 triệu đồng/lượng, giá vàng miếng đang ở ngưỡngcao nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, nếu so với giá vàng quốc tế quy đổi, giávàng miếng bán lẻ đang dao động từ rẻ hơn 100.000 đồng/lượng đến đắt hơn gần100.000 đồng/lượng tùy theo niêm yết của từng doanh nghiệp.
Giávàng miếng đã tăng gần 2 triệu đồng/lượng trong quý 2, nhưng tốc độ tăng khá từtốn và đều đặn, không biến động mạnh như giá vàng quốc tế. Khoảng chênh lệch giữagiá vàng trong nước với thế giới có tính chất như một “vùng đệm”, co giãn linhhoạt, theo đó giúp giá vàng miếng giữ được sự ổn định tương đối so với giá thếgiới.
Giácác sản phẩm vàng 999,9 của các doanh nghiệp kim hoàn lớn cũng đang hướng về mốc50 triệu đồng/lượng.
VàngThần Tài Phú Quý của Tập đoàn Phú Quý hiện có giá 48,9 triệu đồng/lượng (muavào) và 49,6 triệu đồng/lượng (bán ra). Vàng Rồng Thăng Long của Công ty BảoTín Minh Châu có giá tương ứng lần lượt là 49,19 triệu đồng/lượng và 49,79 triệuđồng/lượng, tương ứng giá mua và bán.
Nếutiếp tục giữ khoảng cách như hiện nay với giá vàng quốc tế, giá vàng trong nướcsẽ lập mốc 50 triệu đồng/lượng khi giá vàng thế giới đạt 1.800 USD/oz.
Giá vàng thế giới và cơ hội chinh phục mốc 1.800 USD/oz

Diễn biến giá vàng thế giới trong 3 tháng qua – Nguồn: TradingView.
Lúcđóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Sáu (3/7) tại thị trường New York, giá vàng giao ngay giảm 0,1 USD/oz so vớiđóng cửa phiên liền trước, còn 1.775,4 USD/oz.
Cácsàn giao dịch tại Mỹ đóng cửa phiên này để bắt đầu kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 4/7.Vào hôm thứ Năm, giá vàng giao tháng 8 trên sàn COMEX chốt ở mức gần 1.790USD/oz.
Trướcđó, giá vàng giao sau có lúc vượt 1.800 USD/oz trong phiên ngày thứ Tư – cao nhấtkể từ tháng 9/2011 – nhưng không duy trì được ngưỡng giá này do hoạt động chốtlời nhanh của một bộ phận nhà đầu tư.
Giávàng tăng khoảng 0,5% trong tuần này, tăng 3% trong tháng 6, tăng gần 13% trongquý 2, và tăng 18% trong nửa đầu năm 2020 – theo dữ liệu từ FactSet được trangMarketWatch trích dẫn. Quý 2 vừa qua là quý tăng mạnh nhất của giá vàng trongvòng hơn 4 năm trở lại đây.
Traođổi với trang Kitco News, các chuyên gia đặt cược vào khả năng giá vàng đạt mốc1.800 USD/oz trong tuần tới. Tuy nhiên, nhân tố quyết định những diễn biến tiếptheo của giá kim loại quý này chính là thông tin liên quan đến đại dịchCovid-19.
Tuầnnày, đà tăng của giá vàng chủ yếu dựa trên số ca nhiễm mới Covid-19 tăng mạnh ởMỹ. Nhưng sau đó, giá vàng lại chịu áp lực giảm khi có thông tin khả quan về kếtquả thử nghiệm ban đầu vaccine chống Covid-19 của các hãng dược PfizervafBioNtech.
Ngoàira, số liệu tốt về thị trường lao động Mỹ cũng khiến vàng lùi bước: trong tháng6, Mỹ có 4,8 triệu việc làm mới và tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 11,1% – theo BộLao động nước này.
Dùvậy, với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các chuyên gia cho rằng nền kinh tếMỹ khó sớm khởi sắc, nên vàng sẽ tiếp tục được giới đầu tư nắm giữ để phòng ngừarủi ro. Vào hôm thứ Năm tuần này, quỹ giao dịch hoán đổi (ETF) vàng lớn nhất thếgiới SPDR Gold Trust tăng khối lượng nắm giữ 0,8%, lên mức 1.191,5 tấn vàng.
Traođổi với trang Kitco News, ông Afshin Nabavi, Phó chủ tịch phụ trách giao dịchkim loại quý của MKS SA, nói rằng giá vàng đang giữ đà tăng bền vững tới mốc1.800 USD/oz.
“Ngàynào thị trường cũng đón nhận những tin xấu, liên quan đến Covid-19 hoặc không. Giávàng đang nhằm tới mốc 1.800 USD/oz, nhất là nếu phá được mốc 1.790 USD/oz”,ông Nabavi nói. Vị chuyên gia nhấn mạnh rằng giá vàng giao sau trên sàn COMEXđã có lúc vượt 1.800 USD/oz trong tuần này, nhưng không duy trì được do giávàng giao ngay không nhảy qua được mốc 1.790 USD/oz.
Cũngtheo ông Nabavi, giá vàng đang được hỗ trợ mạnh ở 1.755 USD/oz, và bị cản mạnh ở1.785 USD/oz.
Chuyêngia Everett Millman của Gainesville Coins thì cho rằng sau đợt tăng tuần này,giá vàng có thể đã mở ra một đợt tăng mới trong tháng 7 và tháng 8.
“Dùgiá vàng giảm vào cuối tuần do hoạt động chốt lời, trong thời gian còn lại củamùa hè năm nay, giá vàng sẵn sàng vượt 1.800 USD/oz. Giá vàng sẽ tăng cao hơnvào cuối tháng 7, đầu tháng 8”, ông Millman nói.
Thị trường vàng châu Á chưa khởi sắc
Nhucầu vàng vật chất tại Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước tiêu thụ vàng lớn nhất châuÁ và thế giới, vẫn chưa ấm lên trong tuần này do dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởngđến các hoạt động kinh tế. Tại Singapore và Nhật Bản, nhu cầu mua vàng đầu tưcó chiều hướng tăng, hãng tin Reuters cho hay.
TạiTrung Quốc, giá vàng bán lẻ đang thấp hơn 20-25 USD/oz so với giá vàng giaongay thế giới, từ chỗ thấp hơn 10-20 USD/oz trông tuần trước.
Khôngnhững không mua vàng, nhiều người Trung Quốc còn bán vàng để lấy tiền chi tiêutrong bối cảnh công ăn việc làm bấp bênh. “Nhiều người mất việc phải mang vàngđi bán”, nhà phân tích Samson Li thuộc Refinitiv GFMS ở Hồng Kông cho hay.
TạiHồng Kông, giá vàng bán lẻ đang ở trong khoảng từ thấp hơn 0,5 USD/oz đến caohơn 0,5 USD/oz so với giá thế giới. Nhập khẩu vàng vào Trung Quốc đại lục qua HồngKông trong tháng 5 đã giảm dưới mức xuất khẩu tháng thứ 2 liên tiếp, do nguồncung nội địa dồi dào. Theo ông Li, Trung Quốc đại lục có thể tiếp tục xuất khẩuròng vàng trong tháng 6.
TạiẤn Độ, giá vàng đạt mức kỷ lục 48.982 Rupee (655,63 USD)/10 gram vào hôm thứTư. Tuy nhiên, so với giá vàng chính thức (bằng giá quốc tế cộng 12,5% thuế nhậpkhẩu và 3% thuế tiêu thụ), giá vàng bán lẻ ở Ấn Độ đang thấp hơn 22 USD/oz, từmức thấp hơn 18 USD/oz vào tuần trước.
Trongtháng 6, nhập khẩu vàng vào Ấn Độ giảm 86% so với cùng kỳ năm ngoái.
TạiSingapore, giá vàng bán lẻ tuần này cao hơn 0,8-1,5 USD/oz so với giá vàng quốctế. Tại Nhật Bản, giá vàng bán lẻ cao hơn 0,25-0,5 USD/oz so với giá thế giới.