Tin mới nhất
Home / Tài chính-Ngân hàng / Tin tài chính quốc tế / IMF-WB cam kết sử dụng mọi chính sách để thúc đẩy tăng trưởng

IMF-WB cam kết sử dụng mọi chính sách để thúc đẩy tăng trưởng

Sau 2 ngày nhóm họp ở Wasington (Mỹ), Hội nghị mùa xuân IMF/WB đã kết thúc ngày 22/4 với việc các nhà lãnh đạo tài chính toán cầu ra tuyên bố chung cam kết sẽ sử dụng tất cả các công cụ chính sách (tiền tệ, tài chính, và cải cách cơ cấu một cách riêng lẻ hoặc phối hợp) để đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững, cân bằng.

Tuyên bố chung nêu rõ, sự hồi phục kinh tế toàn cầu đang tăng lên, giá hàng hóa đã tăng lên và nguy cơ giảm phát đang giảm. Tuy nhiên tăng trưởng vẫn còn khiêm tốn và chịu ảnh hưởng từ sự bất ổn chính trị và chính sách gia tăng. Những tàn dư của cuộc khủng hoảng (tài chính toàn cầu), nợ cao, tăng trưởng năng suất yếu và xu hướng nhân khẩu học vẫn là những thách thức đầu tiên ở các nền kinh tế tiên tiến. Trong khi sự mất cân bằng trong nước, sự thắt chặt tài chính nhanh hơn dự kiến và những tác động tiêu cực từ sự không chắc chắn trên toàn cầu tạo ra những thách thức cho một số thị trường mới nổi và các nước đang phát triển.

Các nhà lãnh đạo tài chính toàn cầu tái khẳng định sẽ sẽ sử dụng tất cả các công cụ chính sách (tiền tệ, tài chính, và cải cách cơ cấu, cả riêng lẻ lẫn phối hợp) để đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững, cân bằng… Tái khẳng định cam kết truyền đạt chính sách rõ ràng, tránh các chính sách hướng nội và duy trì ổn định tài chính toàn cầu.

Cho rằng, sự biến động quá độ và rối loạn trong tỷ giá hối đoái có thể có những ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định về kinh tế và tài chính, các nhà lãnh đạo tài chính cam kết sẽ tránh phá giá tiền tệ để cạnh tranh và sẽ đặt ra mục tiêu tỷ giá cho các mục đích cạnh tranh. Các nhà lãnh đạo tài chính toàn cầu cũng cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ để giảm sự mất cân bằng quá mức trên toàn cầu bằng các chính sách thích hợp. Đồng thời tăng cường sự đóng góp của thương mại vào nền kinh tế.

Tuyên bố chung đã đề ra một số ưu tiên. Thứ nhất là chính sách tiền tệ dễ dãi. Theo đó tại những nền kinh tế lạm phát vẫn còn thấp dưới mức mục tiêu và khoảng cách sản lượng vẫn âm thì cần duy trì chính sách tiền tệ dễ dãi, phù hợp với các nhiệm vụ của ngân hàng trung ương, song phải chú trọng đến các rủi ro về ổn định tài chính, và được củng cố bởi các khuôn khổ chính sách đáng tin cậy. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ tự nó không thể đạt được sự tăng trưởng bền vững và cân bằng, do đó nó phải đi kèm với các chính sách hỗ trợ khác. Việc bình thường hóa chính sách tiền tệ, ở những nền kinh tế được đảm bảo, cần tiếp tục được truyền đạt tốt, đồng thời giảm thiểu các tác động xuyên biên giới tiềm ẩn.

Thứ hai là chính sách tài khóa thân thiện với tăng trưởng. Theo đó, chính sách tài khóa nên được sử dụng linh hoạt và thân thiện với tăng trưởng, ưu tiên đầu tư có chất lượng cao và hỗ trợ cải cách nhằm tăng năng suất, tạo cơ hội cho tất cả và thúc đẩy tính toàn diện, đồng thời tăng cường khả năng phục hồi và đảm bảo nợ công trên GDP bền vững.

Thứ ba là cải cách cơ cấu. Các nhà lãnh đạo tài chính toán cầu khẳng định sẽ tiến hành cải cách cơ cấu để nâng cao tăng trưởng và năng suất và mở rộng khả năng phục hồi… Cải cách cơ cấu cần phải phù hợp với tình hình của đất nước; nhằm thúc đẩy đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và đổi mới; thúc đẩy cạnh tranh và xâm nhập thị trường; tăng tỷ lệ việc làm…

Thứ tư là bảo vệ sự ổn định tài chính. Tuyên bố chung cam kết sẽ tăng cường khả năng phục hồi của khu vực tài chính để tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng và phát triển. Điều này đòi hỏi những nỗ lực bền vững để giải quyết các di sản khủng hoảng còn lại ở một số nền kinh tế tiên tiến và tính dễ bị tổn thương ở một số nền kinh tế đang phát triển cũng như giám sát các rủi ro tài chính tiềm ẩn liên quan đến lãi suất thấp hoặc lãi suất âm kéo dài và với sự thay đổi thanh khoản thị trường…

Thứ năm là một nền kinh tế toàn cầu toàn diện hơn. Theo đó các nhà lãnh đạo tài chính toàn cầu cam kết sẽ thực hiện các chính sách thúc đẩy cơ hội cho tất cả mọi người trong các nền kinh tế, bền vững theo thời gian và có sự hợp tác giữa các quốc gia… Sẽ hỗ trợ các quốc gia đối phó với những hậu quả của xung đột, khủng hoảng tị nạn và khủng hoảng nhân đạo, hoặc thiên tai; sẽ thúc đẩy một sân chơi công bằng trong thương mại quốc tế và đánh thuế…

Theo Hoàng Nguyên, Thoibaonganhang.vn

About vgta

Check Also

Chủ tịch Fed New York vẫn lạc quan về lần tăng lãi suất thứ 3

Một trong những thành viên có ảnh hưởng nhất của Fed kỳ vọng ​​Fed sẽ ...

Lạm phát yếu có thể khiến Fed trì hoãn tăng lãi suất

Giá tiêu dùng tại Mỹ chỉ tăng nhẹ trong tháng 7 do chi phí lương ...

Nga đối mặt với nguy cơ thoái vốn ồ ạt

Hãng đánh giá tín nhiệm Moody’s cho rằng, gói các biện pháp trừng phạt Nga ...

Trả lời