Tin mới nhất
Home / Kinh tế xã hội / kinh tế quốc tế / Kinh tế Nhật tăng trưởng quý thứ 4 liên tiếp, nhưng vẫn mong manh

Kinh tế Nhật tăng trưởng quý thứ 4 liên tiếp, nhưng vẫn mong manh

Nền kinh tế Nhật Bản ghi nhận quý tăng trưởng thứ 4 liên tiếp trong 3 tháng cuối cùng của năm ngoái khi đồng yên yếu đã hỗ trợ tích cực cho xuất khẩu, nhưng tiêu dùng cá nhân vẫn yếu và nguy cơ gia tăng chủ nghĩa bảo hộ tại Mỹ đang đề dọa đà phục hồi này.

Tiêu dùng tại Nhật vẫn rất yếu ớt

Dữ liệu vừa được công bố hôm nay (13/2) cho thấy, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới đã tăng trưởng 1,0% trong quý 4/2016 so với cùng kỳ năm trước sau khi đã tăng trưởng 1,4% trong quý trước đó (theo số liệu sửa đổi). Mức tăng này chỉ thấp hơn một chút so với dự báo của các nhà kinh tế là 1,1%.

So với quý trước, nền kinh tế của Nhật bản tăng trưởng 0,2%, cũng thấp hơn dự báo của giới chuyên môn là 0,3%.

Xuất khẩu của Nhật tăng trưởng khá mạnh trong quý vừa qua đã bù đắp sự yếu ớt của nhu cầu trong nước. Cụ thể, nhu cầu bên ngoài – hoặc xuất khẩu trừ nhập khẩu (xuất khẩu ròng) – đóng góp 0,2 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP chung, với kim ngạch xuất khẩu tăng 2,6%, tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong 2 năm qua, nhờ xuất khẩu ô tô sáng Trung Quốc và Mỹ, xuất khẩu linh kiện điện tử sang châu Á.

Trong khi đó, tiêu dùng cá nhân – vốn chiếm khoảng 60% GDP của Nhật – không có sự phát triển đúng như dự báo của các nhà kinh tế. Việc giá thực phẩm tươi sống và rau quả tăng rất có thể đã bị làm giảm sức mua của hộ gia đình.

Tuy nhiên việc Nhật bản liên tục thặng dư thương mại với Mỹ đang khiến nước này trở thành mục tiêu chỉ trích của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Trong một cuộc họp cuối tuần với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, Tổng thống Mỹ Trump đã không nêu ra những lời chỉ trích trước đó khi cho rằng Nhật Bản đã sử dụng gói kích thích tiền tệ để làm suy yếu đồng yên để tạo lợi thế thương mại không công bằng. Nhưng các nhà phân tích nghi ngờ “tuần trăng mật” này khó kéo dài.

Bộ trưởng Kinh tế Nhật Nobuteru Ishihara mặc dù cho rằng Nhật Bản vẫn trong xu hướng phục hồi vừa phải và dự kiến ​​xu hướng tích cực này sẽ tiếp tục được duy trì, nhưng ông cũng lưu ý phải thận trọng về triển vọng. “Cần quan tâm đến sự không chắc chắn trong nền kinh tế toàn cầu và biến động trên các thị trường tài chính”, ông nói với các phóng viên sau khi số liệu về GDP được công bố.

Các nhà phân tích cũng tỏ ra thận trọng về triển vọng ngay cả khi đồng yên yếu đã hỗ trợ tích cực cho xuất khẩu của Nhật Ban trong thời gian qua. “Thực tế là nền kinh tế đã tăng trưởng quý thứ 4 liên tiếp nhờ vào thành tích của xuất khẩu”, Hidenobu Tokuda, nhà kinh tế cấp cao tại Viện nghiên cứu Mizuho nói. “Tuy nhiên, sức mạnh khu vực doanh nghiệp đã không lan tỏa đến các hộ gia đình vốn đang phải đối mặt với chi phí cao hơn của cuộc sống và sự không chắc chắn trong tương lai. Điều quan trọng là làm thế nào điều chỉnh mức lương thực tế để hỗ trợ tiêu dùng cá nhân ngay từ bây giờ”.

Nhấn mạnh một cuộc chiến đầy cam go của NHTW Nhật Bản trong việc thúc đẩy lạm phát đạt mục tiêu 2%, chỉ số giảm phát GDP, thước đo rộng của giá cả, giảm 0,1% trong quý 4/2016 so với cùng kỳ năm trước, quý giảm thứ hai liên tiếp giảm.

Theo Anh Thư, thoibaonganhang.vn

About vgta

Check Also

OPEC ở trong thế “gọng kìm”?

Sản lượng dầu của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) hiện đã ...

Quan hệ Nga – Mỹ bất yên tác động đến kinh tế

Tổng thống Mỹ (Donald Trump) hôm thứ Tư (2/8) đã phải miễn cưỡng ký ban ...

Trung Quốc và các nước BRICS cam kết chống chủ nghĩa bảo hộ

Trung Quốc và các nước BRICS đã cam kết chống lại chủ nghĩa bảo hộ ...

Trả lời